NGUYỄN TRÚC CHI

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

Góc nhìn thú vị về sự khác biệt Hà Nội - Sài Gòn


Có thể thấy được những hình ảnh ấn tượng, cô đọng và hài hước khi “soi” Sài Gòn và Hà Nội qua cùng một lăng kính.

Một bộ ảnh đồ họa có tựa đề The Difference Between Hanoi and Saigon (tạm dịch: Sự khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn) của tác giả Lê Duy Nhất đang rất được lòng cư dân mạng khi mô tả nét khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn bằng một cách thể hiện ấn tượng.
Thanh Niên Online giới thiệu cùng bạn đọc bộ ảnh The Difference Between Hanoi and Saigon của chàng trai 27 tuổi này (phần chú thích thể hiện quan điểm riêng của tác giả bộ ảnh):
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 4
Trên đường phố Hà Nội có nhiều gánh hàng rong. Trên đường phố Sài Gòn có nhiều xe đẩy bán hàng rong
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 5
Ở Hà Nội có nhiều gánh hàng hoa, xe đạp chở hoa bán rong. Sài Gòn dường như không có hình ảnh này. Người Sài Gòn thường mua trong các tiệm hoa tươi
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 6
Mâm ngũ quả bày lên bàn thờ trong những ngày Tết Nguyên đán của người Hà Nội và người Sài Gòn cũng rất khác nhau
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 7
Tết đến, xuân về, Hà Nội có hoa đào, Sài Gòn có hoa mai
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 8
Người Hà Nội có “thú” ăn phở trong các quán vỉa hè, bên lề đường, trong ngõ phố cổ. Người Sài Gòn thường thưởng thức phở trong tiệm ăn, nhà hàng
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 9
Hình ảnh bữa sáng ở Hà Nội gắn liền với tô phở nóng hổi, ở Sài Gòn gắn liền với ly cà phê
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 10
Trong bữa cơm, các gia đình ở Hà Nội thường có “phép tắc” mời cơm. Ở Sài Gòn, điều này không mấy phổ biến
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 11
Hà Nội có bún chả. Sài Gòn có cơm tấm
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 12
Người Sài Gòn ăn ngọt và cay hơn người Hà Nội
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 13
Người Hà Nội thích uống trà nóng. Người Sài Gòn thích uống cà phê đá
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 14
Ở Hà Nội, địa điểm lý tưởng để “buôn chuyện” là những quán trà đá, trà chanh vỉa hè. Ở Sài Gòn, địa điểm lý tưởng để “tám chuyện” là những quán cà phê bệt
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 15
Người Hà Nội thường tiếp khách bằng trà. Người Sài Gòn thường tiếp khách bằng nước suối, nước ngọt
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 16
Những cơn mưa ở Hà Nội có thể kéo dài dầm dề. Mưa ở Sài Gòn đến nhanh và tạnh nhanh
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 17
Có vẻ như văn hóa công việc “cấp trên, cấp dưới” giữa Hà Nội và Sài Gòn cũng có rất nhiều điều khác biệt
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 18
Giọng nói chắc chắn là điểm khác biệt đặc trưng nhất giữa người Hà Nội và người Sài Gòn
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 19
Trong văn hóa ứng xử, dường như người Hà Nội thiên về sự khéo léo, văn hoa trong lời ăn tiếng nói. Trong khi đó, người Sài Gòn đề cao sự thẳng thắn, không vòng vo
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 20
Ngay cả chiếc “mũ đồng phục” của cảnh sát giao thông ở Hà Nội và Sài Gòn cũng có kiểu dáng rất khác nhau
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 21
Cỗ cưới ở Hà Nội thường ăn buổi trưa. Tiệc cưới ở Sài Gòn thường ăn buổi tối
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 22
Đàn ông Hà Nội thường đi nhậu sau lúc tan sở, xế chiều, xẩm tối và cố gắng về nhà trước khi quá khuya. Đàn ông Sài Gòn có thể nhậu thâu đêm suốt sáng
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 23
Người Hà Nội có vẻ thức dậy sớm hơn người Sài Gòn
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 24
Ở Hà Nội thông dụng loại taxi 4 chỗ. Ở Sài Gòn, taxi 7 chỗ lại thông dụng hơn
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 25
Khái niệm “xe đẹp hay xe xấu” ở Sài Gòn không mấy phổ biến như ở Hà Nội
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 26
Phong cách ăn mặc ở Hà Nội theo quy chuẩn hơn. Ở Sài Gòn thoải mái hơn
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 27
Hà Nội có nhiều hồ lớn trong nội thành hơn Sài Gòn
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 28
Một điểm tương đồng giữa Hà Nội và Sài Gòn đó là tắc đường
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 29
Nhịp sống của Sài Gòn có vẻ hối hả hơn Hà Nội
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 30
 Những đồ vật khiến người Hà Nội và người Sài Gòn hoài cổ cũng rất khác nhau
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 31
Theo như Lê Duy Nhất thì khi đã yêu Hà Nội, Sài Gòn hay một thành phố nào khác, có lẽ sẽ không mấy khó khăn để vượt qua rào cản văn hóa, thích nghi và hòa nhập với môi trường sống, người dân của thành phố đó
Lê Duy Nhất quê Thanh Hóa, đã chuyển vào sống và làm việc tại Sài Gòn hơn 10 năm. Ý tưởng thực hiện bộ ảnh đồ họa The Difference Between Hanoi and Saigon nhen nhóm trong đầu chàng trai 27 tuổi này sau khi tham gia một cuộc thi thiết kế đồ họa liên quan đến hình ảnh và văn hóa Việt Nam.
Duy Nhất chia sẻ rằng bản thân anh gặp không ít khó khăn khi lựa chọn ra những nét khác biệt “dễ thương” để đưa vào bộ ảnh: “Trước đây đã có nhiều bài so sánh Hà Nội và Sài Gòn theo cả hướng tiêu cực và tích cực. Mình thì chỉ mong muốn giới thiệu cuộc sống hai miền, không hề có ý định khen chê miền nào cả”.
Lý giải về quyết định viết chú thích ảnh bằng tiếng Anh, Duy Nhất chia sẻ: “Mình chọn ngôn ngữ này bởi nó có vẻ súc tích, cô đọng hơn. Vừa có thể giới thiệu về văn hóa Hà Nội, Sài Gòn hay cả Việt Nam với bạn bè quốc tế và cũng để “né” những từ ngữ tạo cảm giác phân biệt vùng miền


(Sưu tầm)

Nền tảng để kinh doanh thành công

Tối hôm qua nói chuyện với một bạn học viên của trường đang muốn khởi nghiệp kinh doanh. Bạn chia sẻ đã đọc sách về 10 doanh nhân thành đạt của Việt Nam từ năm lớp 10. Bạn nhận thấy rằng 80% doanh nhân  thành đạt không học qua trường lớp mà vươn lên từ những khó khăn trong cuộc sống, từ ý chí làm giàu và một chút may mắn. 



Còn mình quan niệm muốn thành công trong kinh doanh trước tiên cần có tố chất của người kinh doanh - tức bản năng kinh doanh. Đó là bản năng nhận định được một cách tự nhiên, nhanh chóng, chính xác về giá trị thực của một sản phẩm nào đó. Bản năng là sẵn có, nhưng nó có thể được cải thiện, mài giũa nếu bạn chịu khó rèn luyện. Hãy tận dụng mọi cơ hội, chú ý quan sát và thu thập thông tin để nâng cao óc phán đoán và khả năng nhận định của mình. 

Thêm vào đó, muốn chinh phục được thị trường, muốn tồn tại trong sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay, bạn phải biết tính toán, nhìn thấu nếu không toàn bộ thì cũng là một phần sự được thua. Ít nhất bạn phải tính toán được sự lãi - lỗ thì mới nên xông pha thương trường.

Người kinh doanh thành công phải nhận định được cơ hội, những cũng phải biết chọn cơ hội cho mình: "Bỏ con săn sắt, bắt con cá rô" Đó là một nguyên tắc rất giản dị nhưng cực kỳ quan trọng. Đôi khi phải biết từ bỏ những lợi nhuận trước mắt, để đầu tư cho những mục tiêu dài hơi hơn. Bạn có thể kiếm được nhiều tiền từ những phi vụ làm ăn kiểu “ăn sổi ở thì”, nhưng để xây dựng sự nghiệp lớn và thương hiệu thì không chỉ cần đến tiền.

Thương trường như chiến trường. Đã không thắng thì chỉ có thua. Không có khái niệm nào khác ngoài “thành công” và “thất bại”. Điều quan trọng là phải theo đuổi đến cùng mục tiêu kinh doanh, đừng vì một vài thất bại ban đầu mà nản chí, bỏ ngang xương, khó đạt được thành quả lớn.


Để thành công trong kinh doanh phải có được 5 nguồn lực: nhân lực, trí lực, tâm lực, tài lực, vật lực. Trong 5 nguồn lực này thì yếu tố tiền chỉ đứng vai trò cuối cùng. Tài sản thật sự của doanh nghiệp chính đội ngũ nhân viên, trí phán đoán, tính toán của cả đội ngũ, sự nhiệt tâm cùng theo đuổi đến cùng mục tiêu kinh doanh và khả năng điều hành của người quản lý, cuối cùng mới tới tiền bạc, thiết bị... đầu tư vào kinh doanh.

Hôm qua, bạn học viên này cũng hỏi mình: Liệu những người học quản trị kinh doanh có thành công trong kinh doanh không? Như trên đã phân tích việc kinh doanh thành công cần tố chất, bản năng của người kinh doanh. Việc quản trị cũng vậy, không phải ai cũng có khả năng cầm quân, có thiên hướng lãnh đạo. Thời gian gần đây, việc dạy quản trị kinh doanh tràn làn từ các trường đại học. Mọi người đổ xô đi học để làm lãnh đạo. Kết quả, mình ngồi tuyển dụng nhân viên chỉ toàn hồ sơ xin làm quản lý, không có hồ sơ xin làm nghề. Nhưng thật buồn, để tuyển được quản lý biết việc, biết quản trị, hiểu chuyên môn không đơn giản. Nên mình ủng hộ việc hạn chế đào tạo ngành quản trị kinh doanh mà Bộ giáo dục đào tạo ban hành năm nay.

Thomas Rowe Price Jr. (1898-1983) là nhà sáng lập công ty đầu  tư T. Rowe Price, đồng thời được coi là cha đẻ của trường phái đầu tư tăng trưởng (growth investing). 

Ông cho rằng: “Mọi doanh nghiệp đều do con người tạo nên. Đó là thành quả của các cá nhân, phản ánh tính cách, triết lý kinh doanh của những người sáng lập nên công ty cũng như những người chèo lái công ty vượt qua các khó khăn trong quá trình tồn tại. Nếu bạn muốn hiểu bất kỳ một công ty nào, điều quan trọng là bạn cần phải hiểu về nền tảng của những con người đã lập nên công ty đó và lãnh đạo nó trong quá khứ, cũng như hy vọng và tham vọng của những người đang vạch ra tương lai cho nó”.



Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Hỏi - Đáp

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Những nguyên tắc vàng học được từ Đắc Nhân tâm của Dale Carnegie

Đọc Đắc nhân tâm nhiều lần, nhưng để hành xử hết những gì sách đã dạy là cả một quá trình sống, cả một cuộc đời rèn luyện. Cuốn sách được giới thiệu là "cuốn sách hay nhất mọi thời đại đưa bạn đến thành công" quả thật không sai. Có thể nói đây là cuốn sách đầu tiên và hay nhất về nghệ thuật giao tiếp và ứng xử. Để thành công trong bất cứ lĩnh  vực nào trước tiên hãy thành nhân. Chính vì điều đó, tôi đã đọc nhiều lần quyển sách này để luôn nhắc mình rèn luyện theo những nguyên tắc vàng của Dale Carnegie. Lần này đọc lại, tôi quyết định chia sẻ trên blog này để các bạn cùng đọc, và bản thân tôi thì tự nhắc mình chiêm nghiệm kỹ và ứng dụng tốt trong cuộc sống hàng ngày.



Nguyên tắc thứ nhất: KHÔNG NÊN CHỈ TRÍCH, OÁN TRÁCH HAY THAN PHIỀN

"Ngay cả chúa trời còn không xét đoán một người cho đến phút cuối cùng của cuộc đời họ" vậy tại sao bạn và tôi làm điều đó?
Những người bạn gặp trên đường đời sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Dù tốt hay xấu họ cũng tặng bạn những kinh nghiệm sống hết sức tuyệt vời. Chính vì thế, đừng nên lên án, chỉ trích hay than phiền ai cả. Thậm chí, nếu có ai đó làm tổn thương bạn, phản bội bạn, hay lợi dụng lòng tốt của bạn thì xin hãy tha thứ cho họ. Bởi vì có thể, chính nhờ họ mà bạn học được cách khoan dung.
Chỉ trích một người là việc không khó. Vượt lên trên sự phán xét ấy để cư xử rộng lượng, vị tha mới là điều đáng tự hào.


Nguyên tắc số 2: THÀNH  THẬT KHEN NGỢI VÀ BIẾT ƠN NGƯỜI  KHÁC
Triết gia Emerson nói: “Mọi người tôi gặp đều có những điểm hay hơn tôi, và tôi luôn học được điều gì đó từ họ” Mong rằng điều này cũng đúng với bạn và tôi. Chúng ta hãy ngừng nghĩ đến những thành tích, mong muốn của mình và thử tìm hiểu  những điểm tốt của người khác.
Biết khen ngợi và cảm ơn những người xung quanh một cách chân thành chính là chiếc đũa thần tạo nên tình  thân ái và nguồn động viên tinh thần to lớn. Đó là niềm vui rằng mỗi người đang được quan tâm, công nhận và yêu thương. Mỗi người được khen ngợi chân thành sẽ tự nhiên sửa đổi những tính xấu để trở nên hoàn thiện hơn

Nguyên tắc số 3: GỢI CHO NGƯỜI KHÁC Ý MUỐN THỰC HIỆN ĐIỀU BẠN MUỐN HỌ LÀM
William Winter từng nhận xét: “Tự thể hiện mình là nhu cầu cơ bản của con người”. Chúng ta có thể dùng yếu tố tâm lý này vào kinh doanh. Mỗi khi bạn có được một ý tưởng đặc biệt bạn nên gợi cho người khác  ý tưởng đó và để họ biến nó thành hiện thực. Lúc đó họ sẽ xem ý tưởng ấy là của họ, họ sẽ yêu thích nó và dốc lực thực hiện bằng mọi giá.
Dễ khi nhân và khó khi cho. Dễ là khi nghĩ xấu về người khác nhưng khó là khi tặng cho họ niềm tin. Dễ là khi dập tắt đi ước mơ của người khác và khó là khi gợi cho người khác một mong muốn tha thiết. Vậy tại sao ta không làm một điều “khó” mà hiệu quả thật tốt như khơi gợi mong muốn thiết tha từ một con người?


Nguyên tắc số 4: THẬT LÒNG QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI KHÁC

Có một nguyên tắc rất cơ bản. Nếu chúng ta muốn có những người bạn thật sự thì hãy nghĩ và làm việc gì đó cho họ, sức lực và sự quan tâm không vụ lợi.

Sự quan tâm chân thành đến người khác sẽ tạo ra những phép màu. Phép màu ấy không chỉ dành cho những người khác mà còn dành cho chính bạn.

"Hãy luôn nhớ rằng bạn có hai cánh tay: một để tự giúp mình, và một để giúp người khác.
Một người có thể thành công trong hầu hết mọi việc nếu anh ta có một lòng nhiệt tình vô han" - Charles Schwab


Nguyên tắc số 5: HÃY MỈM CƯỜI

Đừng quên mĩm cười trong cuộc sống. Nụ cười của bạn mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh và do đó cũng mang lại hạnh phúc cho chính bản thân bạn.

Hãy mỉm cười với nhau - dù đó là người bạn chưa quen biết. Nụ cười ấy sẽ chiếu đến những góc khuất của tâm hồn và làm bừng sáng cả những nơi tăm tối nhất.


Nguyên tắc số 6: LUÔN NHỚ RẰNG TÊN CỦA MỘT NGƯỜI LÀ ÂM THANH ÊM ĐỀM, THÂN THƯƠNG VÀ QUAN TRỌNG NHẤT ĐỐI VỚI HỌ

Hầu hết chúng ta không nhớ được tên người khác đơn giản vì chúng ta thường đổ lỗi do bận rộn mà không dành thời gian và công sức cần thiết để tập trung nhớ, lặp đi lặp lại và khắc sâu những thông tin đó vào trong tâm trí mình.

Đối với nhiều người, tên gọi chỉ đơn thuần là một cái tên. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Khi chúng ta có thể nhớ và gọi tên người khác một cách chính xác, thân mật, chứng tỏ chúng ta thể hiện một sự quan tâm chân thành đến người đó. Và dĩ nhiên, những ai được quan tâm chân thành cũng sẽ dành tình cảm tương tự cho chúng ta.

Franklin D. Roosevelt biết rằng một trong những cách đơn giản nhất, có hiệu quả nhất để thu phục lòng người là nhớ được tên riêng của họ và làm cho học cảm thấy minh quan trọng.

Tất cả những thói quen tốt này cần có thời gian để rèn luyện, phát triển. Chúng ta cần nhận ra điều kỳ diệu ẩn chứa sau tên gọi của mỗi con người và ghi nhớ rằng, mỗi cái tên, dù đơn giản đến đâu, cũng chính là điều quan trọng và niềm vui của người ầy. Do vậy, thông tin mà chúng ta đang trao đổi hay những câu chuyện giữa hai bên sẽ trở nên thật đặc biệt khi chúng ta lồng vào đó tên của người chúng ta đang giao tiếp. 


Nguyên tắc số 7: BIẾT LẮNG NGHE VÀ KHUYẾN KHÍCH NGƯỚI KHÁC NÓI VỀ VẤN ĐỀ CỦA HỌ

Muốn có tài ăn nói thì phải biết chăm chú lắng nghe. Muốn được người khác quan tâm, bạn nên quan tâm đến người khác: hỏi những câu họ thích trả lời, khuyến khích họ nói về chính họ và thành tích của họ. Bởi vì sự cảm thông chia sẻ mạnh hơn lời nói, và niềm vui cùng sự chân thàh sẽ thật sự bền vững khi bạn biết quan tâm đến người khác như đã từng quan tâm đến bản thân mình.

Nên nói ít, nhìn và lắng nghe nhiều. Có một nguyên tắc nổi tiếng trong quản lý con người: "Mọi người thường không quan tâm đến bạn hay công việc của bạn, cho đến khi họ biết bạn quan tâm thực sự đến những vấn đề của họ."

"Sự im lặng du dương hơn bất cứ bản nhạc nào" - Christina Rossetti

"Càng trong tĩnh lặng, càng nghe được nhiều" - Baba Ram Dass




Nguyên tắc số 8: NÓI VỀ ĐIỀU NGƯỜI KHÁC QUAN TÂM

Con đường nhanh nhất để dẫn đến trái tim một người là bàn luận về những điều người ấy quan tâm nhất.
Một lời nói bất cẩn, thiếu suy nghĩ có thể làm mất thiện cảm, gây ra bất hoà. Một lời độc ác có thể làm tổn thương một tâm hồn. Một lời đúng lúc có thể mang lại bình an. Một lời yêu thương cỏ thể đem lại hạnh phúc thật sự. Và có những lời nó có thể cứu được một con người.

Nguyên tắc thứ 9: THẬT LÒNG LÀM CHO NGƯỜI KHÁC THẤY RẰNG HỌ QUAN TRỌNG
Nguyên tắc sâu xa nhất trong bản chất con người là sự thèm khát được khen ngợi. Ai cũng muốn được tán thành, được thừa nhận giá trị của bạn thân. Ai cũng muốn có cảm giác mình thật quan trong trong thế giới chật hẹp này. Vậy thì, hãy đối xử với người khác theo cách mình muốn được đối xử. Triết gia Emerson từng nói: “Mọi người tôi gặp trong đời đều hơn tôi ở một điểm  nào đấy và tôi học được điểm ấy của anh ta.” Hãy luôn dành lời khen ngợi chân tình đến người thân, bạn bè và nhân viên của mình.
Hãy luôn nhớ rằng:
Người có giá trị nhất là người giúp cho đồng loại mình học được nhiều nhất. Làm cho người khác cảm thấy họ quan trọng là một trong những cách thức hữu ích nhất để giúp họ sống và làm việc tốt hơn.
Lòng ham muốn được tỏ ra mình quan trọng là sự thôi thúc mạnh mẽ nhất trong bản chất con người – John Dewey

PS: Mình sẽ tiếp tục cập nhật thêm các bài học mới trong quá trình đọc lại quyển sách này. 


Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

8 yếu tố của một mối quan hệ hợp tác bền vững


Người thông minh không làm việc một mình. Tuy nhiên, để xây dựng được một mối quan hệ hợp tác với người khác thật không đơn giản. Để làm được điều này chúng ta cần chú ý các yếu tố sau:
1. Sức mạnh cộng hưởng: Một trong những lý do thuyết phục nhất của việc lập nhóm là bạn sẽ làm việc với những người giỏi hơn ở những lĩnh vực mà bạn còn yếu kém và ngược lại. Cả hai có thể bổ sung cho nhau và có thể cùng nhau vượt rào cản mà tự mỗi người không thể làm được. Một người khó giỏi toàn diện, nhưng một đôi thì có thể.
Một người không thể thông hiểu hết mọi điều, mỗi người có sở trường riêng của mình” – Euripides

2. Sứ mệnh chung: Khi mối quan hệ hợp tác thất bại nguyên nhân gốc rễ thường là do hai người theo đuổi hai vấn đề riêng biệt. Ngược lại, khi cả hai cùng có chung một mục tiêu, họ sẽ có xu hướng hy sinh nhu cầu cá nhân để thực hiện điều đó đến cùng.
Tình bạn nảy sinh từ mối quan hệ kinh doanh tốt hơn mối quan hệ kinh doanh nảy sinh từ tình bạn” – John D. Rockerffeller

3. Công bằng: Con người có nhu cầu bản năng về lẽ công bằng và không ai thích bị lợi dụng hay thua thiệt trong giao dịch. Đó cũng là một đặc tính quan trọng cho mối quan hệ hợp tác bền vững.
Không hề có khái niệm công bằng, nó chỉ đơn giản là sự thoả thuận giữa hai bên” – Epieurius

4.Tín nhiệm: Hợp tác với người khác đồng nghĩa với việc mạo hiểm. Bạn không thể dốc hết sức nếu cho rằng người cộng sự chưa làm hết mình. Cả hai cần đặt niềm tin vào  nhau: rằng mỗi người đều vì quyền lợi của người kia. nếu không có sự tín nhiệm, tốt hơn là hãy làm việc một mình.
Khi nhắc đến tên bạn, người ta sẽ không nói bạn là thắng hay thua, mà bạn đã chơi như thế nào trong trận đấu” – Grantland Rice

5. Chấp nhận: Mỗi người nhìn thế giới qua một lăng kính riêng. Điều bình thường với người này rất có thể lại là sai lầm nghiêm trọng đối với người khác. Vì thế, sẽ dễ xảy ra mâu thuẫn nếu cả hai không học cách chập nhận đặc tính của nhau.
Ngưỡng mộ chính là sự thừa nhận lịch thiệp những nét tương đồn của người khác đối với bản thân ta” – Ambrose Bierce

6. Tha thứ: Con người không ai là hoàn hảo cả. Họ mắc lỗi và đôi khi làm điều sai trái. Nếu không có sự tha thứ, mối thù hằn xuất phát từ bạn hoặc thù của chúng ta sẽ che lấp mọi lý do để cả hai có thế tiếp tục mối hợp tác, và không sớm thì muộn mối quan hệ ấy cũng sẽ sụp đổ.
Nung nấu chuyện trả thù sẽ làm vết thương còn mãi; ngược lại, sự tha thứ chữa lành mọi vết thương” – John Milton.

7. Trao đổi thông tin: Biện pháp duy nhất để hai cách suy nghĩ có thể nhất quán trong cùng một nhiệm vụ phụ thuộc vào chất lượng mối giao tiếp giữa hai người. Ban đầu, việc giao tiếp giúp tránh hiểu lầm và đảm bảo sự tin cậy nơi đối tác. Còn về sau là giúp hai thành viên trong nhóm hoà hợp mang lại hiệu quả cho công việc.
Càng nhiều phương tiện giao tiếp,, chúng ta càng ít liên lạc với nhau” – Joseph Priestley

8. Sẵn sàng cho đi: Nhiều người bắt đầu các mối quan hệ hợp tác vì quyền lợi riêng, bởi khi cộng tác họ sẽ hoàn thành công việc tốt hơn khi làm việc độc lập. Tuy nhiên, một khi mối lo ngại bản năng về quyền lợi biến thành sự hài lòng khi thấy người cộng sự thành công, thì điều đó trở thành mối quan hệ “tương hỗ”. Người đạt đến cấp độ này cho hay mối quan hệ hợp tác như vậy trở thành khía cạnh thoả mãn nhất trong cuộc sống của họ. Theo họ, một người có thể hoàn thành được mục tiêu lớn lao, những thành tựu cá nhân không thể đem so sánh với thành tựu to lớn mà một đội cùng nhau thực hiện.
Giúp những người khác là giúp chính mình. Điều tốt nào chúng ta cho đi chắc chắn sẽ quay trở lại với chúng ta” – Flora Edwards

Hãy vận dụng 8 yếu tố trên để tìm và duy trì cho mình ít nhất một mối quan hệ hợp tác nhé các bạn. Nên nhớ, người thông minh không làm việc một mình!















Niềm tin


Chỉ cần có niềm tin thì không bao giờ có kết thúc hay tuyệt vọng. Bế tắc hay khởi đầu là do chính bạn. Bởi “Kẻ bi quan luôn nhìn thấy sự khó khăn trong mỗi cơ hội; người lạc quan luôn nhìn thấy các cơ hội trong mọi khó khăn”
Trong cùng một vấn đề, có thể có hai cách nhìn nhận khác nhau: “Luôn có một tia sáng ở cuối đường hầm.” – Người lạc quan nói. Kẻ bi quan đáp rằng: “Chắc chắn có một đoàn xe lửa sắp đâm thẳng vào chúng ta.” – David Baird.
Cách tốt nhất để thay đổi thái độ của bản thân từ chỗ bi quan trở nên lạc quan là chúng ta hãy thay đổi cách lý giải của mình về mọi việc. Nhiều khi, chỉ vì cách lý giải nóng vội, nông nổi, hời hợt, hoặc do thành kiến, cố chấp mà bạn nhìn cuộc sống bằng cái nhìn bi quan. Cho nên, thử thay đổi cách lý giải của mình, cố gắng tìm hiểu kỹ lưỡng, sâu sắc hơn một chút về mọi chuyện xảy ra trong cuộc sống, chúng ta sẽ nhìn thấy những khía cạnh tích cực mà lâu nay mình chưa nhìn thấy. Niềm tin vào những điều tốt đẹp không những giúp bản thân ta gặt hái được thành quả trong công việc mà còn mang lại niềm hạnh phúc trong cuộc sống.


Bạn hãy nhớ rằng: Không bao giờ là bế tắc, là tuyệt vọng:
  • Một khi chúng ta thực sự mong muốn điều tốt hơn
  • Một khi chúng ta không bỏ cuộc
  • Một khi chúng ta còn cố gắng