NGUYỄN TRÚC CHI

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

8 yếu tố của một mối quan hệ hợp tác bền vững


Người thông minh không làm việc một mình. Tuy nhiên, để xây dựng được một mối quan hệ hợp tác với người khác thật không đơn giản. Để làm được điều này chúng ta cần chú ý các yếu tố sau:
1. Sức mạnh cộng hưởng: Một trong những lý do thuyết phục nhất của việc lập nhóm là bạn sẽ làm việc với những người giỏi hơn ở những lĩnh vực mà bạn còn yếu kém và ngược lại. Cả hai có thể bổ sung cho nhau và có thể cùng nhau vượt rào cản mà tự mỗi người không thể làm được. Một người khó giỏi toàn diện, nhưng một đôi thì có thể.
Một người không thể thông hiểu hết mọi điều, mỗi người có sở trường riêng của mình” – Euripides

2. Sứ mệnh chung: Khi mối quan hệ hợp tác thất bại nguyên nhân gốc rễ thường là do hai người theo đuổi hai vấn đề riêng biệt. Ngược lại, khi cả hai cùng có chung một mục tiêu, họ sẽ có xu hướng hy sinh nhu cầu cá nhân để thực hiện điều đó đến cùng.
Tình bạn nảy sinh từ mối quan hệ kinh doanh tốt hơn mối quan hệ kinh doanh nảy sinh từ tình bạn” – John D. Rockerffeller

3. Công bằng: Con người có nhu cầu bản năng về lẽ công bằng và không ai thích bị lợi dụng hay thua thiệt trong giao dịch. Đó cũng là một đặc tính quan trọng cho mối quan hệ hợp tác bền vững.
Không hề có khái niệm công bằng, nó chỉ đơn giản là sự thoả thuận giữa hai bên” – Epieurius

4.Tín nhiệm: Hợp tác với người khác đồng nghĩa với việc mạo hiểm. Bạn không thể dốc hết sức nếu cho rằng người cộng sự chưa làm hết mình. Cả hai cần đặt niềm tin vào  nhau: rằng mỗi người đều vì quyền lợi của người kia. nếu không có sự tín nhiệm, tốt hơn là hãy làm việc một mình.
Khi nhắc đến tên bạn, người ta sẽ không nói bạn là thắng hay thua, mà bạn đã chơi như thế nào trong trận đấu” – Grantland Rice

5. Chấp nhận: Mỗi người nhìn thế giới qua một lăng kính riêng. Điều bình thường với người này rất có thể lại là sai lầm nghiêm trọng đối với người khác. Vì thế, sẽ dễ xảy ra mâu thuẫn nếu cả hai không học cách chập nhận đặc tính của nhau.
Ngưỡng mộ chính là sự thừa nhận lịch thiệp những nét tương đồn của người khác đối với bản thân ta” – Ambrose Bierce

6. Tha thứ: Con người không ai là hoàn hảo cả. Họ mắc lỗi và đôi khi làm điều sai trái. Nếu không có sự tha thứ, mối thù hằn xuất phát từ bạn hoặc thù của chúng ta sẽ che lấp mọi lý do để cả hai có thế tiếp tục mối hợp tác, và không sớm thì muộn mối quan hệ ấy cũng sẽ sụp đổ.
Nung nấu chuyện trả thù sẽ làm vết thương còn mãi; ngược lại, sự tha thứ chữa lành mọi vết thương” – John Milton.

7. Trao đổi thông tin: Biện pháp duy nhất để hai cách suy nghĩ có thể nhất quán trong cùng một nhiệm vụ phụ thuộc vào chất lượng mối giao tiếp giữa hai người. Ban đầu, việc giao tiếp giúp tránh hiểu lầm và đảm bảo sự tin cậy nơi đối tác. Còn về sau là giúp hai thành viên trong nhóm hoà hợp mang lại hiệu quả cho công việc.
Càng nhiều phương tiện giao tiếp,, chúng ta càng ít liên lạc với nhau” – Joseph Priestley

8. Sẵn sàng cho đi: Nhiều người bắt đầu các mối quan hệ hợp tác vì quyền lợi riêng, bởi khi cộng tác họ sẽ hoàn thành công việc tốt hơn khi làm việc độc lập. Tuy nhiên, một khi mối lo ngại bản năng về quyền lợi biến thành sự hài lòng khi thấy người cộng sự thành công, thì điều đó trở thành mối quan hệ “tương hỗ”. Người đạt đến cấp độ này cho hay mối quan hệ hợp tác như vậy trở thành khía cạnh thoả mãn nhất trong cuộc sống của họ. Theo họ, một người có thể hoàn thành được mục tiêu lớn lao, những thành tựu cá nhân không thể đem so sánh với thành tựu to lớn mà một đội cùng nhau thực hiện.
Giúp những người khác là giúp chính mình. Điều tốt nào chúng ta cho đi chắc chắn sẽ quay trở lại với chúng ta” – Flora Edwards

Hãy vận dụng 8 yếu tố trên để tìm và duy trì cho mình ít nhất một mối quan hệ hợp tác nhé các bạn. Nên nhớ, người thông minh không làm việc một mình!















0 nhận xét:

Đăng nhận xét